Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập288
  • Hôm nay50,144
  • Tháng hiện tại1,061,872
  • Tổng lượt truy cập19,421,885

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUNG ƯƠNG

        Chức năng
        1. Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương có chức năng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa về phục hồi chức năng (PHCN), khám bệnh, chữa bệnh đa khoa, tổ chức an dưỡng cho người bệnh và đối tượng khác có nhu cầu trong cả nước và nước ngoài;
        2. Thực hiện nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế, hợp tác quốc tế và chỉ đạo tuyến về lĩnh vực Phục hồi chức năng theo sự phân công của cấp có thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
        Nhiệm vụ
        1. Khám bệnh, chữa bệnh, PHCN theo các hình thức nội trú, ngoại trú, PHCN ban ngày và tổ chức an dưỡng:
        a) Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa PHCN;
        b) Khám bệnh, chữa bệnh đa khoa;
        c) Cấp cứu, Hồi sức tích cực;
        d) Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình và Sản xuất dụng cụ trợ giúp;
        đ) An dưỡng;
        e) Khám và chứng nhận sức khỏe theo quy định;
        g) Tham gia khám giám định xác định khuyết tật khi được trưng cầu;
        h) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Bộ Y tế phân công;
        2. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế:
       a) Là cơ sở đào tạo thực hành cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành y, dược và các cơ sở giáo dục đào tạo hợp pháp khác;
        b) Thực hiện việc đào tạo liên tục, bồi dưỡng kiến thức về chuyên ngành PHCN và cấp giấy chứng nhận theo đúng chương trình đào tạo.
        3. Nghiên cứu khoa học:
        a) Nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới về khám bệnh, chữa bệnh và Phục hồi chức năng;
       b) Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về công tác nghiên cứu khoa học trong khám bệnh, chữa bệnh và Phục hồi chức năng;
        c) Tổ chức các Hội nghị khoa học cấp bệnh viện, quốc gia và quốc tế;
       d) Thực hiện các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
       4. Chỉ đạo tuyến về Phục hồi chức năng và Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng:
        a) Chỉ đạo tuyến dưới phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng PHCN;
        b) Tham gia, hợp tác với các đơn vị liên quan để thực hiện PHCN dựa vào cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
        c) Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về xây dựng, phát triển mạng lưới PHCN.
        5. Phòng bệnh:
        a) Thực hiện việc tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật, bệnh tật;
        b) Tham gia phòng chống dịch bệnh theo quy định.
        6. Truyền thông giáo dục sức khỏe:
       a) Tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân;
       b) Truyền thông, giáo dục sức khỏe để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn thể người dân về vai trò, tầm quan trọng của công tác PHCN, PHCN dựa vào cộng đồng;
        7. Truyền thông giáo dục sức khỏe:
       a) Chủ động khai thác, thiết lập các mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và trao đổi chuyên gia về khám, chữa bệnh; nghiên cứu khoa học; đào tạo cán bộ với các cơ sở khám chữa bệnh; xây dựng các dự án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước và các tổ chức quốc tế về dịch vụ y tế theo quy định của pháp luật.
        b) Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chương trình hợp tác quốc tế với Bệnh viện; cử cán bộ, viên chức, học viên đi học tập, nghiên cứu, công tác ở nước ngoài; hợp tác trao đổi và tiếp nhận giảng viên, học viên là người nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập tại Bệnh viện và ngược lại theo quy định của pháp luật; quản lý‎‎ đoàn ra, đoàn vào trong phạm vi hoạt động của Bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế.
        c) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp học quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi của Bệnh viện quản lý‎ theo quy định của pháp luật.
        10. Quản lý bệnh viện:
        a) Quản lý‎ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Bệnh viện theo quy định của pháp luật.
        b) Triển khai và mở rộng các hoạt động dịch vụ khoa học kỹ thuật, đào tạo, hợp tác với các cơ quan trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật để hỗ trợ hoạt động chuyên môn, tăng nguồn kinh phí, cải thiện đời sống cán bộ, viên chức và người lao động.
        c) Thực hiện chủ trương xã hội hoá ngành y tế của Đảng và Nhà nước; huy động nguồn vốn trong xã hội nhằm đầu tư, nâng cấp Bệnh viện đúng quy định của pháp luật.
        11. Sản xuất, cung cấp và hướng dẫn sử dụng hiệu quả dụng cụ trợ giúp cho người bệnh, người khuyết tật. Hướng dẫn người dân sản xuất và sử dụng dụng cụ trợ giúp đơn giản cho người bệnh, người khuyết tật tại cộng đồng.
        12. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chuyên môn theo quy định và nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
        13. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp có thẩm quyền giao.

  Ý kiến bạn đọc

Bộ Y tế
Sở Y tế TH
Cục Quản lý Khám Chữa bệnh
Cục Y tế dự phòng
Cục Y học Cổ truyền
Cục Dược
Viện Chiến lược chính sách Y tế
Đại học Y Hà Nội
Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Học viện Y học cổ truyền Trung ương
Phân viện Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Thăm dò ý kiến

Ông (Bà) có hài lòng sau khi đăng ký khám bệnh không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây