I. Tổng quan:
1. Giấc ngủ:
- Giấc ngủ là một nhu cầu sinh lý căn bản và chiếm đến khoảng 1/3 thời gian sống của chúng ta. Cơ chế của hiện tượng vẫn chưa được biết rõ, nhưng rối loạn giấc ngủ sẽ ảnh hướng nhiều đến tâm sinh lý của con người.
- Cấu trúc của một giấc ngủ bình thường:
+) Ở người lớn, giấc ngủ có cấu trúc chu kỳ với sự xen kẽ các giai đoạn giấc ngủ chậm sâu dần (Stage I, II, III, IV) và giai đoạn giấc ngủ nghịch đảo (Stage V):
- Stage I: giấc ngủ chậm, nông, sự chuyển tiếp từ buồn ngủ sang ngủ. Các hoạt động theta trên EEG (2-7 chu kỳ/giây). Chuyển động nhãn cầu chậm.
- Stage II: giấc ngủ chậm, nông. Hoạt động theta trên EEG với những chuỗi sóng nhanh và phức hợp K. Stage I và II chiếm 50% tổng thời lượng ngủ mỗi đêm.
- Stage III: giấc ngủ chậm sâu. Hoạt động delta (sóng chậm 0,5 – 2 chu kỳ/giây) trên EEG.
- Stage IV: giấc ngủ chậm sâu, giai đoạn giấc ngủ sâu nhất: Hoạt động delta chiếm > 50% trên EEG. Stage III và IV chiếm 25% thời lượng của giấc ngủ mỗi đêm.
- Stage V: giấc ngủ nghịch đảo, chiếm 25% tổng thời lượng mỗi giấc ngủ. Hoạt động theta trên EEG. Chuyển động nhãn cầu nhanh, mất trương lực cơ.
+) Trong mỗi đêm có 3 đến 5 chu kỳ ngủ tự diễn ra. Những chu kỳ vào đầu buổi đêm thường thiên về giấc ngủ chậm sâu, những chu kỳ cuối đêm thường thiên về giấc ngủ nghịch thường.
2. Những rối loạn giấc ngủ:
- Những rối loạn giấc ngủ đơn thuần và tạm thời rất là bình thường ở mọi lứa tuổi và không cần phải có bất kỳ can thiệp cụ thể nào.
- Rối loạn giấc ngủ chỉ được xem là bệnh lý nếu:
- Nó tồn tại kéo dài.
- Mức độ nhiều khiến người bệnh phải chịu đựng.
- Làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.
- Kéo theo tình trạng lạm dụng thuốc hướng thần.
- Ở trẻ em, rối loạn giấc ngủ thường là lành tính. Nếu bệnh nặng, nó có thể biểu hiện bởi rối loạn hành vi, học kém và ảnh hưởng lên sự phát triển của trẻ.
II. Các phương pháp:
1. Đo giấc ngủ đơn thuần (đo nồng độ oxy):
Những người có triệu chứng gợi ý tình trạng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn (Obstructive Sleep Apnoea - OSA) sẽ được tiến hành đánh giấc ngủ đơn thuần bằng cách đo nồng độ oxy trong máu.
Thực hiện công việc bằng cách đeo một thiết bị đo oxy trên ngón tay trong khi ngủ và có thể thực hiện ngay tại nhà.
Các bạn sẽ nhận thiết bị từ bệnh viện, đeo suốt đêm, rồi mang đến vào ngày hôm sau. Sau đó, bác sĩ sẽ tải xuống bản ghi của giấc ngủ trong đêm hôm qua của bạn.
Nếu kết quả gợi ý nghi ngờ OSA, bạn sẽ cần được đánh giá bởi một chuyên gia giấc ngủ và thảo luận xem có nên điều trị hay không.
2. Đo đa ký hô hấp (Respiratory polygraphy - RP) (Embletta):
Trong một số trường hợp, đánh giá giấc ngủ đơn giản không đủ để phát hiện và chẩn đoán các loại rối loạn hô hấp khác nhau trong đêm có thể gây ra triệu chứng. Đo đa ký hô hấp thường được thực hiện tại nhà, và có tính tiện lợi cao hơn so với đa ký giấc ngủ. Phương pháp này có thể chẩn đoán các khó khăn và đánh giá mức độ nghiêm trọng, cho phép lựa chọn phương pháp điều trị đúng đắn.
Một quy trình đo đa ký hô hấp bao gồm việc đến bệnh viện để lấy thiết bị và sau đó đeo nó khi ngủ tại nhà qua đêm trước khi trả lại cho bệnh viện vào ngày hôm sau. Bạn sẽ nhận được một cuộc gọi điện thoại trước cuộc hẹn của bạn để kiểm tra thời gian bạn đi ngủ, thức dậy và kích thước vòng eo của bạn để thiết bị có thể được thiết lập cho bạn trước khi thu thập.
Bạn sẽ đeo một dây quanh ngực và bụng để đo chuyển động, một cảm biến dòng nhỏ trong lỗ mũi và một máy đo oxy trên ngón tay của bạn.
- Đối với đa kí hô hấp :
- Luồng khí qua mũi và miệng: đánh giá lượng không khí đi vào và thở ra.
- Chuyển động của ngực và bụng: theo dõi nhịp thở.
- Nồng độ oxy trong máu (SpO2): đo lượng oxy máu.
- Nhịp tim: kiểm tra mối liên quan giữa hô hấp và nhịp tim.
3. Nghiên cứu giấc ngủ nội trú chuyên sâu (đo đa ký giấc ngủ):
Có những trường hợp đo giấc ngủ tại nhà đơn thuần hoặc phương pháp đo đa ký hô hấp tại nhà chưa đủ bằng chứng để chẩn đoán các vấn đề về hô hấp hoặc giấc ngủ của bạn. Khi đó, bạn sẽ ngủ một đêm ở bệnh viện để các nhân viên y thế theo dõi. Quá trình này được gọi là đo đa ký giấc ngủ (polysomnography).
Việc nằm nội trú sẽ cho phép các bác sĩ bổ sung video vào đánh giá đa ký hô hấp hoặc thực hiện đánh giá video-đa ký giấc ngủ nhằm giúp chẩn đoán các vấn đề về hô hấp hoặc rối loạn giấc ngủ.
3.1. Đo đa ký giấc ngủ (Polysomnography - PSG):
PSG sử dụng các thiết bị theo dõi hiện đại để ghi lại sóng não (điện não đồ hoặc EEG) cùng với các dấu hiệu sinh tồn khác trong đêm. Quá trình này giúp chẩn đoán các rối loạn giấc ngủ và đánh giá chất lượng giấc ngủ của bạn trong đêm thực hiện kiểm tra.
Phương pháp này có thể phát hiện liệu giấc ngủ của bạn có bị gián đoạn bởi hội chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn (OSA) hoặc các chuyển động khác của chi thể hay không.
- Ngoài ra, phương pháp cũng có thể xác nhận rằng bạn có một giấc ngủ tốt trong đêm.
Đối với đa kí giấc ngủ: giống các kênh của đa kí hô hấp và có thêm: các điện cực ghi lại các sóng điện não, điện tim, cử động mắt, điện cơ cằm và cử động của hai chân.
- Các bác sĩ sẽ đọc kết quả dựa trên những dấu hiệu thu được trên máy, đưa ra chẩn đoán xác định sau đó tư vấn về bệnh và phương pháp điều trị cho người bệnh.
3.2. Lưu ý: buổi tối trước khi đo đa kí, người bệnh:
- Không nên sử dụng các đồ uống có cồn (rượu, bia, …), thuốc ngủ, trà, cà phê,...
- Không ăn quá no và không uống quá nhiều nước.
- Mặc quần áo thoải mái để không làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Mang theo các thuốc đang dùng ở nhà và hỏi ý kiến bác sỹ trước khi uống buổi tối hoặc sáng hôm sau
- Nên có một người nhà đi cùng đặc biệt nếu ông (bà) có bệnh lý nền và > 50 tuổi.
4. Các phương pháp đánh giá bổ sung:
Các phương pháp đánh giá ban ngày với việc theo dõi điện não đồ bổ sung có thể thực hiện vào ngày hôm sau khi đã hoàn thành đánh giá nội trú.
Những phương pháp này sẽ bao gồm Bài kiểm tra duy trì tỉnh táo (Maintenance Wakefulness Test - MWT) hoặc Bài kiểm tra độ trì hoãn giấc ngủ (Multiple Sleep Latency Test - MSLT).
- MWT là một nghiên cứu giấc ngủ được thiết kế để đo lường khả năng của một người để giữ tỉnh táo trong một môi trường yên tĩnh, ánh sáng mờ trong một khoảng thời gian nhất định. Bài kiểm tra này thường được sử dụng để đánh giá mức độ buồn ngủ ban ngày và xác định khả năng của một người có thể duy trì sự tỉnh táo trong các tình huống yêu cầu sự tỉnh táo liên tục.
- MSLT là một công cụ chẩn đoán khác được sử dụng để đo lường tốc độ một người rơi vào giấc ngủ trong một môi trường yên tĩnh vào ban ngày. Khác với MWT, MSLT tập trung vào việc đánh giá mức độ buồn ngủ ban ngày bằng cách đo độ trì hoãn giấc ngủ - thời gian chuyển từ trạng thái tỉnh táo sang giấc ngủ của một người. MSLT đánh giá mức độ buồn ngủ và kiểm tra khả năng dễ dàng rơi vào giấc ngủ mơ (REM), một đặc điểm của chứng ngủ rũ (narcolepsy).
* So sánh đo đa ký hô hấp (RP) và đo đa ký giấc ngủ (PSG)
Phương diện
đánh giá |
Đa ký hô hấp |
Đa ký giấc ngủ |
Phạm vi |
Tập trung vào hô hấp và các chỉ số liên quan. |
Toàn diện: não, mắt, cơ bắp, tim, hô hấp. |
Chẩn đoán |
Chẩn đoán các rối loạn hô hấp như OSA. |
Chẩn đoán hầu hết các rối loạn giấc ngủ. |
Thiết bị sử dụng |
Ít cảm biến hơn, tập trung vào hô hấp. |
Nhiều cảm biến hơn: EEG, EOG, EMG, ECG, cảm biến hô hấp. |
Địa điểm |
Tại nhà hoặc cơ sở có phòng thí nghiệm giấc ngủ. |
Cơ sở có Phòng thí nghiệm giấc ngủ. |
Mức độ thực hiện |
Đơn giản, có thể thực hiện tại nhà. |
Khá phức tạp, cần thực hiện tại phòng thí nghiệm giấc ngủ. |
Độ chính xác |
Phù hợp đối với trường hợp như OSA hoặc các rối loạn hô hấp. |
Phù hợp với các rối loạn phức tạp. |