Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập167
  • Hôm nay26,493
  • Tháng hiện tại274,848
  • Tổng lượt truy cập11,106,550

MỞ THÔNG DẠ DÀY QUA DA

Thứ tư - 07/02/2024 23:10 476 0
MỞ THÔNG DẠ DÀY QUA DA, MANG LẠI LỢI ÍCH TRONG CHĂM SÓC LÂU DÀI CHO NGƯỜI BỆNH
 
      1. Khái niệm:
      Mở thông dạ dày là một thủ thuật nhằm tạo một lỗ trên dạ dày thông ra ngoài da nơi thành bụng để nuôi dưỡng người bệnh vĩnh viễn hoặc tạm thời. Có hai phương pháp mở thông dạ dầy, đó là mở thông dạ dầy qua nội soi (Percutaneous Endoscopic Gastrostomy/PEG) hoặc mở thông dạ dầy bằng thủ thuật mở qua da (Percutaneous Gastrostomy).

      2. Chỉ định mở thông dạ dày trong trường hợp nào?
      Thông thường, mở thông dạ dầy được chỉ định trong các tình huống bệnh lý người bệnh không ăn được bằng đường miệng, cần nuôi ăn qua sonde trên 4 tuần, bao gồm:
  • Phương pháp này thông thường là để nuôi ăn trực tiếp vào dạ dày nhằm nâng cao thể trạng vì người bệnh không thể ăn qua đường miệng do bị u vùng miệng, họng, cổ, ngực và thực quản gây chèn ép làm người bệnh không nuốt được.
  • Nuôi dưỡng trong các trường hợp dinh dưỡng kém do: Tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, chấn thương đầu mặt cổ, chấn thương tủy sống cổ cao, người bệnh cao tuổi có rối loạn tâm thần, người bệnh có tình trạng chán ăn suy dinh dưỡng nặng...
  • Nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa lâu dài do: ung thư thực quản, miệng, hầu, họng gây chèn ép làm người bệnh không nuốt được. Các tắc nghẽn cơ học khác của đường tiêu hóa trên.
  • Nuôi dưỡng tạm thời: Hẹp thực quản do bỏng, viêm do xạ và sau phẫu thuật lớn ở bụng cần được nuôi dưỡng bổ sung.
  • Người bệnh Crohn thể nặng, bỏng rộng, xạ trị hoặc hóa trị
  • Dò thực quản, viêm phổi, do đặt sonde mũi dạ dày lâu ngày gây loét.
      Ngoài ra, mở thông dạ dầy được chỉ định nhằm mục đích giải áp trong các trường hợp: Hội chứng giả tắc ruột; Liệt dạ dày do đái tháo đường, bệnh thần kinh cơ...;
      3. Ưu điểm của kỹ thuật mở thông dạ dày
  • Kỹ thuật đơn giản, an toàn, ít biến chứng.
  • Dụng cụ đơn giản, rẻ tiền, giảm được nhiều chi phí
  • Can thiệp xâm lấn ngoại khoa là tối thiểu.
  • Hạn chế tối đa những biến chứng,
      4. Hiệu quả triển khai
     Tại khoa Cấp cứu Điều trị tích cực có đến 100% người bệnh đặt thông dạ dày, khoa Phục hồi chức năng tổng hợp, Khoa Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống và các khoa khác trong bệnh viện cũng có nhiều người bệnh đặt thông dạ dầy. Thông dạ dầy được đặt qua đường mũi để nuôi dưỡng người bệnh, và phải thay thông định kỳ, nếu phải để thông kéo dài dễ gây viêm loét vùng hầu họng, thực quản. Nếu xác định người bệnh phải duy trì nuôi dưỡng bằng ống thông dạ dầy trong thời gian dài thì việc mở thông dạ dày để đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh đóng vai trò hết sức quan trọng.
      Thời gian vừa qua, Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương đã phối hợp với các thầy cô giảng viên Phân hiệu Đại học Y Hà Nội triển khai mở thông dạ dầy qua da, sử dụng ống thông Pezzer, thủ thuật xâm lấn tối thiểu, thực hiện tại Buồng mổ của Bệnh viện, so với mở thông dạ dầy qua da bằng nội soi thì phương pháp này không phải dùng bộ dụng cụ đắt tiền, thời gian thực hiện thủ thuật này là 15 phút. Việc triển khai phẫu thuật mở thông dạ dày qua da tại Bệnh viện thuận lợi cho việc chăm sóc người bệnh lâu dài, không phải chuyển tuyến, tiết kiệm chi phí, an toàn và hiệu quả trong chăm sóc người bệnh lâu dài.
        Các Bác sĩ, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên cần nhận thức rõ lợi ích của phương pháp, giải thích cho người bệnh và người chăm bệnh hiểu, để họ đồng ý thực hiện thủ thuật, mang lại lợi ích cho những người bệnh phải nuôi ăn lâu dài qua ống thông dạ dầy./.

    Trịnh Trang

Tác giả bài viết: Trịnh Thị Trang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bộ Y tế
Sở Y tế TH
Cục Quản lý Khám Chữa bệnh
Cục Y tế dự phòng
Cục Y học Cổ truyền
Cục Dược
Viện Chiến lược chính sách Y tế
Đại học Y Hà Nội
Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Học viện Y học cổ truyền Trung ương
Phân viện Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Thăm dò ý kiến

Ông (Bà) có hài lòng sau khi đăng ký khám bệnh không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây