Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập89
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm87
  • Hôm nay26,127
  • Tháng hiện tại673,187
  • Tổng lượt truy cập13,066,756

CÁC MẸO NHỎ GIỮ CHO HỆ XƯƠNG KHỚP KHỎE MẠNH

Thứ hai - 02/01/2023 02:03 2.033 0
CÁC MẸO NHỎ GIỮ CHO HỆ XƯƠNG KHỚP KHỎE MẠNH
       Thường xuyên tập luyện:
        Đó là quy tắc vàng để giữ sức khỏe, bạn càng năng vận động thì cơ bắp, gân cốt của bạn càng mềm dẻo, cho dù bạn đang làm việc trong văn phòng hay xem truyền hình, bạn thường xuyên thay đổi tư thế, cần thư giãn bằng cách đi ra khỏi chỗ ngồi và tập một vài động tác.
image 20230102140311 1

 
        An toàn là trên hết:
        Các nẹp vải mềm là công cụ hỗ trợ cho khớp gối, khi tập luyện như trượt tuyết, trượt patin, trượt băng nghệ thuật, chơi thể thao, nếu khớp gối đã đau thì cần có các nẹp vải mềm hỗ trợ cho khớp gối để có thể chơi thể thao như bóng bàn, quần vợt hoặc gôn.
image 20221223152114 2

 

        Giảm cân rất quan trọng:
        Trọng lượng cơ thể bạn ảnh hưởng rất nhiều đến các bộ phận cơ thể vùng thắt lưng, hông, khớp gối. Nếu giảm cân có thể giảm tải trọng cho những vùng này, một kg cân nặng giảm đi thì sẽ giảm tải trọng cho khớp gối 4kg, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm cách tốt nhất để bắt đầu giảm cân.
image 20221223152114 3

 
       
         Đừng kéo dãn cơ bắp trước khi tập thể dục:

        Tính mềm dẻo của cơ bắp và gân cốt giúp bạn tập luyện tốt hơn, cố gắng luyện tập hàng ngày hoặc ít nhất ba lần mỗi tuần, đừng kéo dãn hay tập luyện khi các bắp cơ đang bị lạnh, trước hết khởi động nhẹ nhàng để hâm nóng các bộ phận cơ thể trong khoảng 10 phút, tập làm lỏng lẻo cáckhớp, làm mềm mại các dây chằng, gân xung quanh khớp.

 
image 20221223152114 4

 

        Tập những động tác ít ảnh hưởng đến khớp:
        Câu hỏi đặt ra là bài tập nào là tốt nhất, câu trả lời rất khó, nhưng những bài tập được ưa chuộng và an toàn đối với khớp xương như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, thể hình tăng cường sức mạnh và sức bền cho các cơ.
image 20221223152114 5

 

        Tập luyện các cơ quanh khớp:
        Hãy tập mạnh các cơ quanh khớp, các cơ quanh khớp khỏe sẽ hỗ trợ khớp tốt hơn, kinh nghiệm cho thấy cơ quanh khớp chỉ mạnh lên một chút thôi thì đã có sự khác biệt, cần tham vấn các bác sĩ vật lý trị liệu hoặc kỹ thuật viên thể hình, nếu khớp của bạn có vấn đề thì hãy tránh các cử động nhanh, mạnh và lặp đi lặp lại;
image 20221223152114 6


        Tập theo tầm vận động của khớp:
        Nếu khớp của bạn bị cứng, cần phải tập luyện để lấy lại tầm vận động của khớp. Tầm vận động là khoảng mà một khớp bình thường co duỗi được, bác sĩ và các kỹ thuật viên vật lý trị liệu có thể cho bạn những lời khuyên và giúp đỡ bạn tập luyện;
image 20221223152114 7

 
        Tập mạnh các nhóm cơ cốt lõi:
        Các cơ bụng và cơ lưng mạnh có thể giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn, nghĩa là giúp bạn ít bị ngã hơn, các cơ cốt lõi nên tập luyện thường xuyên là cơ bụng, cơ lưng, và cơ vùng hông, cần có chế độ luyện tập thường xuyên với các bài tập khác nhau để duy trì sức mạnh của những nhóm cơ này.
image 20221223152114 8

 
        Biết giới hạn của bạn
        Việc bình phục cơ bắp khi tập thể dục là điều bình thường. Nhưng nếu bạn bị thương trong hơn 48 giờ, bạn có thể đã tập quá sức chịu đựng của cơ thể. Đừng tập quá sức trong những lần tập tới, tập luyện trong lúc đang đau có thể gây ra tổn thương nặng hơn hoặc thậm chí không bình phục.
image 20221223152114 9

 
        Ăn cá tốt cho người bệnh xương khớp:
        Nếu bạn bị đau khớp, một món cá có thể giúp bạn. Các loại cá nước lạnh béo như cá hồi và cá thu là những nguồn axit béo omega-3 tốt, giúp giữ cho khớp khỏe mạnh. Chúng cũng làm giảm chứng viêm, gây đau khớp và dị ứng ở người bị viêm khớp dạng thấp. Không thích cá? Hãy thử uống viên dầu cá.
image 20221223152114 10

 
        Giữ cho xương của bạn khỏe mạnh:
        Canxi và vitamin D có thể giúp ích cho hệ xương khớp của bạn. Các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi tốt nhất, nhưng còn các lựa chọn khác như rau xanh, như bông cải xanh. Nếu bạn không có đủ canxi từ thực phẩm, hãy hỏi bác sĩ về các chất bổ sung.
image 20221223152114 11

 
        Tư thế đúng khi làm việc:
        Đứng và ngồi thẳng để bảo vệ khớp từ cổ đến đầu gối. Đi bộ cũng có thể cải thiện tư thế của bạn. Bạn càng đi nhanh hơn, cơ bắp của bạn sẽ hoạt động tốt hơn để giữ cho bạn thẳng đứng. Bơi cũng có thể giúp ích cho hệ cơ xương khớp rất nhiều.
image 20221223152114 12

 
        Giảm tải cho khớp:
        Hãy có ý thức bảo vệ xương khớp khi nâng, mang hay vác vật nặng; ví dụ khi mang túi sách, hãy treo túi lên vùng cẳng tay thay vì sách nó, làm vậy cho các cơ và khớp lớn nân đỡ sức nặng.
image 20221223152114 13

 
        Chườm lạnh vùng đau:
        Đá là thuốc giảm đau tự nhiên, nó làm tê vùng đau và giảm sưng nề. Nếu bạn bị đau khớp, hãy dùng một túi chườm lạnh hoặc đá bọc trong  một chiếc khăn để chườm. Áp lên chỗ đau chừng 20 phút một lần. Không bao giờ đặt đá trực tiếp lên da của bạn
image 20221223152114 14

 
        Bổ sung các yếu tố vi lượng cho xương chắc khỏe:
        Các khoáng chất làm tăng mật độ xương, một số chất có tác dụng tái tạo sụn khớp, những sản phẩm này sẵn có trên thị trường. Qua nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy Glucosamine và SAM-e cho kết quả rất tốt. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn muốn sử dụng các sản phẩm này.
image 20221223152114 15

 
        Điều trị các chấn thương:
        Các chấn thương có thể gây hư hại các thành phần của khớp đặc biệt là hủy hoại sụn khớp của bạn, nếu bạn bị thương hãy đi khám bác sĩ ngay để được điều trị đúng và tránh các hư hại đáng tiếc, không nên tiếp tục đè sức nặng lên khớp bị tổn thương, sử dụng nạng hoặc nẹp để ổn định khớp xương.
image 20221223152114 16

 

Nguồn tin: Cầm Bá Thức, Dịch từ WebMD

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bộ Y tế
Sở Y tế TH
Cục Quản lý Khám Chữa bệnh
Cục Y tế dự phòng
Cục Y học Cổ truyền
Cục Dược
Viện Chiến lược chính sách Y tế
Đại học Y Hà Nội
Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Học viện Y học cổ truyền Trung ương
Phân viện Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Thăm dò ý kiến

Ông (Bà) có hài lòng sau khi đăng ký khám bệnh không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây