Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập184
  • Hôm nay56,612
  • Tháng hiện tại1,073,116
  • Tổng lượt truy cập19,433,129

ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BAO HOẠT DỊCH CỔ TAY

Thứ sáu - 12/05/2023 05:55 19.246 0
ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BAO HOẠT DỊCH CỔ TAY
ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BAO HOẠT DỊCH CỔ TAY
        Thoát vị bao hoạt dịch cổ tay xuất phát từ bao gân hoặc bao khớp, thường thấy ở mặt lưng (mặt mu) cổ tay bàn tay. Thoát vị bao hoạt dịch cổ tay là một tổn thương lành tính, không viêm, không đau trừ khi khối thoát vị quá lớn gây ảnh hưởng tới khả năng vận động của khớp. Điều trị thoát vị bao hoạt dịch cổ tay chủ yếu là phẫu thuật cắt bỏ khối thoát vị và phục hồi cấu trúc bao khớp.
 
        1. Thoát vị bao hoạt dịch cổ tay là gì?
        Bao khớp gồm có 2 lớp là màng hoạt dịch và màng xơ. Màng hoạt dịch bao phủ mặt trong của bao khớp và cùng với các mặt của khớp tạo nên ổ khớp. Màng hoạt dịch tiết ra chất dịch dính chặt gọi là hoạt dịch có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho các mô bên trong ổ khớp và bôi trơn bề mặt khớp, giúp duy trì tính bền vững của khớp.
        Khi áp lực bên trong bao khớp tăng lên có thể gây ra các thay đổi như thoát vị bao hoạt dịch ra ngoài ổ khớp hình thành khối thoát vị bao hoạt dịch, thường ở chính giữa khớp và to ra tại vị trí lỏng lẻo của bao khớp.
        Khối thoát vị bao hoạt dịch cổ tay xuất phát từ bao gân hoặc bao khớp, thường thấy ở mặt lưng (phía mu) cổ tay, bàn tay. Tuy nhiên, khối thoát vị bao hoạt dịch cổ tay cũng có thể thấy ở nhiều vị trí khác như mặt lòng cổ tay, bên trụ hay bên quay. Người bệnh phát hiện khối thoát vị bao hoạt dịch khi thấy một khối lồi lên ở tư thể gấp cổ tay tối đa.       
        Khối này không đau và nếu kích thước nhỏ hơn 2cm thì có thể biến mất khi cổ tay duỗi thẳng. Một số khối thoát vị bao hoạt dịch cổ tay có thể tự biến mất mà không cần điều trị gì.
Hình 1. U nang thoát vị bao hoạt dịch cổ tay
 
        2. Nguyên nhân gây ra khối thoát vị bao hoạt dịch cổ tay.
        Cho đến nay vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra khối (nang) thoát vị bao hoạt dịch cổ tay. Tuy nhiên, tình trạng lỏng lẻo bao khớp hay các yếu tố kích thích màng hoạt dịch tăng tiết sẽ làm dịch khớp thoát ra ngoài dẫn đến hiện tượng thoát vị bao hoạt dịch mà biểu hiện lâm sàng là khối nhô lên vùng cổ tay. Khối thoát vị bao hoạt dịch cổ tay có thể hình thành do cử động khớp cổ tay nhiều như:
        Chơi thể thao cần dùng sức mạnh cổ tay (bóng chuyền, bóng rổ, động tác chống đẩy…) mà không khởi động kỹ.
        Chấn động cổ tay lặp đi lặp lại ở những người nội trợ làm giãn bao khớp.
        Tiền sử chấn thương cổ tay dẫn đến bong gân cổ tay
        3. Chẩn đoán thoát vị bao hoạt dịch cổ tay.
        - Triệu chứng lâm sàng.
        Khối thoát vị bao hoạt dịch cổ tay là một tổn thương lành tính, không viêm, không đau trừ khi khối thoát vị quá lớn gây ảnh hưởng tới khả năng vận động của khớp. Cụ thể, khối thoát vị bao hoạt dịch cổ tay có các đặc điểm sau:
        Là một khối tròn, nhẵn, mềm và ít di động,
        Kích thước thay đổi có lúc to ra, lúc nhỏ đi, theo tư thế vận động của khớp cổ tay. Nhưng nhìn chung sẽ không thay đổi kích thước sau một thời gian dài.
        Thường không đau: Khối (nang) thoát vị bao hoạt dịch cổ tay gây đau khi có tình trạng viêm cấp tính màng hoạt dịch, chấn thương cổ tay, sử dụng khớp cổ tay quá nhiều, nhiễm trùng hoặc nang lớn làm chèn ép các sợi dây thần kinh cảm giác vùng cổ tay.
        Kích thước nang không phải là yếu tố gây ra triệu chứng đau của bệnh nhân, vì có những nang tuy nhỏ không nổi lên da nhưng lại gây đau nhiều hơn các nang lớn. Những tình huống này thường khó khăn để chẩn đoán và dễ nhầm với một viêm khớp dẫn đến điều trị sai hướng.
        4. Chẩn đoán hình ảnh.
        - Chụp phim Xquang để loại trừ gãy xương, u xương.
        - Siêu âm khớp cổ tay để phân biệt nang hoạt dịch với các khối u mô mềm khác như u mỡ, u bã đậu.
        - Với những nang hoạt dịch nhỏ không nhìn thấy hay sờ thấy được thì cần phải chỉ định chụp MRI để chẩn đoán xác định.
        5. Điều trị thoát vị bao hoạt dịch cổ tay.
        Khối thoát vị bao hoạt dịch cổ tay tuy lành tính nhưng có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động khớp cổ tay cũng như thẩm mỹ. Điều trị khối thoát vị bao hoạt dịch cổ tay cũng tuỳ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của nang lên sinh hoạt hằng ngày. Các biện pháp điều trị bao gồm:
        - Theo dõi và không xử trí gì đối với những nang hoạt dịch không gây phiền phức hay ảnh hưởng gì tới sinh hoạt của người bệnh.
        - Bất động khớp cổ tay. Cử động khớp cổ tay nhiều có thể làm thoát vị bao hoạt dịch nhiều hơn, tăng kích thước của nang nên dùng nẹp cố định cổ tay để hạn chế vận động. Bất động cổ tay sẽ giúp giảm đau hiệu quả nhất là với những nang gây chèn ép thần kinh.
        - Chọc hút dịch trong nang nếu nang hoạt dịch lớn gây đau hay hạn chế vận động khớp cổ tay. Tuy nhiên, nang thoát vị bao hoạt dịch cổ tay có thể tái phát sau một thời gian ngắn. Khi đó, phương pháp phẫu thuật sẽ được xem xét.
        - Nếu không đáp ứng với các phương pháp trên thì điều trị khối thoát vị bao hoạt dịch cổ tay chủ yếu là phẫu thuật cắt bỏ nang và phục hồi cấu trúc bao khớp bằng cách khâu lại phần cuống thông với khớp. Sau phẫu thuật cần cố định khớp cổ tay ít nhất 2 – 3 tuần mới có thể cử động trở lại.
        6. Phẫu thuật bóc nang thoát vị bao hoạt dịch.
        - Phẫu thuật mổ bóc nang là phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả cao nhất; giúp loại bỏ được hoàn toàn khối thoát vị. Sau phẫu thuật bệnh nhân giảm ngay các phiền toái do phẫu thuật gây ra; hạn chế khả năng tái phát và không gây ảnh hưởng tới chức năng của khớp
        - Bác sĩ thường sử dụng phương pháp gây tê tại chỗ hoặc tê vùng. Bệnh nhân vẫn hoàn toàn tỉnh táo khi mổ.
        - Thời gian phẫu thuật trong khoảng thời gian 30 đến 45 phút.
        - Đa số các phẫu thuật cắt nang bao hoạt dịch thoát vị được thực hiện với đường mổ mở. Quan trọng trong phẫu thuật bóc nang bao hoạt dịch là phải khâu được bao khớp; đảm bảo đóng kín lỗ thông thương vào khớp. Sau đó khâu lại phần mềm, đóng vết mổ và cố định vết mổ.
                                                   Hình 2. Nang thoát vị bao hoạt dịch cổ tay (Trước mổ)
 

Hình 3. Phẫu thuật bóc nang thoát vị bao hoạt dịch
 

Hình 4. Sau mổ bóc nang thoát vị bao hoạt dịch cổ tay.
Tin bài và ảnh: ThS, Bs. Hà Tân Thắng

Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 9 đánh giá

Xếp hạng: 2.8 - 9 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bộ Y tế
Sở Y tế TH
Cục Quản lý Khám Chữa bệnh
Cục Y tế dự phòng
Cục Y học Cổ truyền
Cục Dược
Viện Chiến lược chính sách Y tế
Đại học Y Hà Nội
Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Học viện Y học cổ truyền Trung ương
Phân viện Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Thăm dò ý kiến

Ông (Bà) có hài lòng sau khi đăng ký khám bệnh không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây