Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập159
  • Hôm nay37,567
  • Tháng hiện tại752,013
  • Tổng lượt truy cập14,946,599

Một số khái niệm về công nghệ thông tin y tế

Thứ tư - 03/02/2021 09:59 7.705 0
Một số khái niệm cơ bản thường sử dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin y tế
Y tế điện tử (e-health)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Y tế điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong chăm sóc sức khỏe theo 05 lĩnh vực chiến lược gồm: điều trị, nghiên cứu, đào tạo, theo dõi dịch bệnh và giám sát y tế công cộng. Nói một cách khác, e-health là việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong việc lập kế hoạch, quản lý và triển khai các dịch vụ y tế.

Y tế điện tử (e-health)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Y tế điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong chăm sóc sức khỏe theo 05 lĩnh vực chiến lược gồm: điều trị, nghiên cứu, đào tạo, theo dõi dịch bệnh và giám sát y tế công cộng. Nói một cách khác, e-health là việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong việc lập kế hoạch, quản lý và triển khai các dịch vụ y tế.

Y tế số (digital health)

Y tế số là bước phát triển tiếp theo của y tế điện tử trong đó tập trung vào việc thu thập, khai thác, sử dụng dữ liệu y tế bằng các công nghệ số ứng dụng trong các hoạt động của ngành y tế.

Các công nghệ số bao gồm các dạng công nghệ như:

- Các cảm biến vật lý để thu thập dữ liệu từ môi trường xung quanh.

- Khả năng lưu trữ, tính toán và phân tích dữ liệu lớn thu thập được.

- Các hoạt động tự động có thể hỗ trợ người sử dụng ra quyết định dựa trên các dữ liệu thu thập được.

- Các công nghệ số khác trong việc khai thác, sử dụng dữ liệu y tế.

Y tế thông minh (smart health)

Y tế thông minh là việc tăng cường các công nghệ tự động và trí tuệ nhân tạo trong phát triển y tế số nhằm đề tự động hóa các hoạt động y tế, tạo ra các bước đột phá trong việc chăm sóc sức khỏe người dân.

Y tế di động (m-Health)

y tế di động (m-Health) là hoạt động y tế và y tế công cộng được hỗ trợ bởi các thiết bị di động, như điện thoại, thiết bị theo dõi bệnh nhân, trợ lý số cá nhân (PDA) và các thiết bị không dây khác.

Y tế từ xa (telemedicine)

Telemedicine là một từ ghép bắt nguồn từ “tele” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “từ xa” và “medicine” trong tiếng Latin là “mederi” nghĩa là “điều trị”. Năm 1970, lần đầu tiên khái niệm Telemedicine được dùng nhằm mô tả cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân từ xa thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở đây có thể bao gồm cả chẩn đoán và điều trị, cung cấp thuốc men, tư vấn, dự phòng và phục hồi, bảo hiểm y tế, giảng dạy, nghiên cứu...) Hiện nay, Telemedicine được hiểu là loại hình cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa sử dụng công nghệ thông tin tiên tiến để chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

Telemedicine có ưu điểm khi cho phép trao đổi thông tin về bệnh nhân qua màn hình để thảo luận phác đồ điều trị, chia sẻ các kiến thức chuyên môn hoặc huấn luyện từ xa. Nâng cao kết nối giữa các bộ phận trong bệnh viện, quản lý các dữ liệu nhạy cảm (như bệnh án) một cách bảo mật. Bằng cách ứng dụng giải pháp khám chữa bệnh từ xa này đã xóa đi rào cản về địa lý giữa bác sĩ và bệnh nhân.

Ban biên tập TTTĐT Cục CNTT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bộ Y tế
Sở Y tế TH
Cục Quản lý Khám Chữa bệnh
Cục Y tế dự phòng
Cục Y học Cổ truyền
Cục Dược
Viện Chiến lược chính sách Y tế
Đại học Y Hà Nội
Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Học viện Y học cổ truyền Trung ương
Phân viện Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Thăm dò ý kiến

Ông (Bà) có hài lòng sau khi đăng ký khám bệnh không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây