KIỂM SOÁT BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH Ở NGƯỜI CAO TUỔI
BS. Cầm Bá Thức
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
Năm 1992 thuật ngữ "Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính" (Chronic Obstructive Pulmonary Disease/COPD) đã được Tổ chức Y tế thế giới nhất trí sử dụng trong chẩn đoán và thống kê bệnh tật trên toàn thế giới. Năm 2001 chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về COPD.
Định nghĩa: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh hô hấp thường gặp có thể phòng ngừa và điều trị được, đặc trưng của bệnh là hạn chế luồng không khí thở tiến triển kết hợp với hiện tượng viêm mạn tính ở đường hô hấp do phản ứng với các hạt hoặc chất khí có hại, tiến triển từng đợt và có xu hướng ngày càng nặng dần.
Tỷ lệ mắc bệnh trên thế giới là bao nhiêu?
Theo điều tra ở các nước khu vực Mỹ Latinh như Brazil, Chile, Mexico, Uruguay và Venezuela, mỗi nước có tỷ lệ mắc khác nhau, chủ yếu gặp ở người lớn tuổi đặc biệt là ở độ tuổi trên 60, tỷ lệ khoảng 7,8% dân số (Mexico) đến 19,7% (Uruguay).
Theo Chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Gloabal Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease/GOLD) chỉ số lưu hành COPD trên toàn thế giới là 9,34/1000 người đối với nam và 7,33/1000 người đối với nữ, cao nhất ở các nước sử dụng nhiều thuốc lá (trong đó có Việt Nam); nam nhiều hơn nữ.

XEM CHI TIẾT DƯỚI ĐÂY