NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG LOÉT DO ĐÈ ÉP Ở BỆNH NHÂN TỔN THƯƠNG TUỶ SỐNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUNG ƯƠNG 2008-2011
Cầm Bá Thức(*), Nguyễn Thị Dương(**), Cao Văn Vương (**).
Tóm tắt:
Đặt vấn đề: Loét do đè ép là một biến chứng nghiêm trọng và có thể xảy ra trong suốt cuộc đời BN tổn thương tuỷ sống (TTTS), loét thường xảy ra ở những BN liệt nặng, kém độc lập chức năng, dinh dưỡng kém, loét ảnh hưởng đến thể chất, tâm thần và khả năng hội nhập cuộc sống của BN.
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng loét và kết quả điều trị loét do đè ép ở BN tổn thương tủy sống tại Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương.
Đối tượng: Gồm 77 BN tổn thương tủy sống điều trị tại khoa tổng thương tủy sống của Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương từ năm 2008 đến năm 2011;
Phương pháp NC: Hồi cứu mô tả cắt ngang, đánh giá trước và sau điều trị; phân loại tổn thương thần kinh theo Hiệp hội TTTS Hoa Kỳ (ASIA), phân độ loét theo Cuddigan và Frantz năm 1998, can thiệp bằng các kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng;
Kết quả NC: Nam mắc nhiều gấp 3,8 lần nữ, độ tuổi từ 20-49 chiếm 57,2%, liệt tuỷ hoàn toàn chiếm 42%, thời gian nằm viện trung bình là 59 ngày (± 14 SD); Loét độ IV chiếm 68,4% trong tổng số BN có loét; BN loét nặng chủ yếu là nhóm ASIA A và B (57,9%); Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nguyên nhân TTTS, vị trí liệt và loét (P > 0,05); Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa co cứng, nhiễm trùng tiết niệu và loét (P < 0,05); Trong 19 BN có loét thì 09 BN khỏi hoàn toàn (47,4%), 10 BN đang liền loét (52,6%).

Xem chi tiết dưới đây