Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập192
  • Hôm nay49,243
  • Tháng hiện tại342,389
  • Tổng lượt truy cập18,702,402

BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC BUỔI SINH HOẠT KHOA HỌC: “ỨNG DỤNG ROBOT TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG”

Thứ ba - 05/03/2024 21:25 886 0
BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC BUỔI SINH HOẠT KHOA HỌC: “ỨNG DỤNG ROBOT TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG”
        Sáng ngày 04/3/2024, Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương tổ chức buổi Sinh hoạt khoa học: Ứng dụng Robot trong phục hồi chức năng (PHCN) do các chuyên gia đến từ đại học Hiroshima Nhật Bản (đứng đầu là GS. Susumu Urakawa) trình bày.
ThS.BSCKII. Lê Huy Cường - Phó Giám đốc Bệnh viện, Phụ trách khoa Phục hồi chức năng tổng hợp phát biểu khai mạc
       Dự hội nghị có TS. Nguyễn Văn Tuấn - Chủ nhiệm BMK Phục hồi chức năng,  BVQY 103; PGS. TS. Lê Văn Quân - Chủ nhiệm BMK Chẩn đoán chức năng, BVQY 103; TS. Nguyễn Tiến Sơn- PCN Khoa khớp, BVQY 103, Phiên dịch, cùng nhiều đại biểu là các bác sĩ, giảng viên có chuyên môn về phục hồi chức năng của các Bệnh viện và Trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như: Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương, Bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa,….
       Phục hồi chức năng là một chuyên ngành nghiên cứu và áp dụng các biện pháp y học, kỹ thuật phục hồi, giáo dục học, xã hội học… nhằm làm cho người tàn tật có thể thực hiện được tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất do khiếm khuyết và giảm chức năng gây nên. Làm cho người tàn tật có cuộc sống độc lập tối đa, càng gần như người bình thường càng tốt. Đảm bảo cho người tàn tật hội nhập hoặc tái hội nhập xã hội. Theo tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ người khuyết tật nói chung khoảng 15%, bao gồm các khuyết tật do bẩm sinh, do tai nạn, bệnh nội khoa và ngoại khoa... trong đó khuyết tật do bệnh lý thần kinh chiếm tỷ lệ lớn trên 50% và gia tăng theo tuổi.
       Từ những thập niên tám mươi, Robot đã được áp dụng vào PHCN và ngày nay phát triển một cách mạnh mẽ, ứng dụng cả trong chẩn đoán, điều trị và PHCN các bệnh lý thần kinh, đặc biệt trong đột quỵ. Áp dụng Robot trong PHCN giúp hỗ trợ kích hoạt quá trình đi lại, tạo phản xạ feedback ngược về não, giúp phục hồi vận động tốt hơn cho người bệnh.
TS. Yoshihiro Yasunaga báo cáo tại Hội nghị
 
GS.TS. Susumu Urakawa - Đại học Hiroshima báo cáo tại Hội nghị
 
 
Robot HAL chi trên và chi dưới
 
       Báo cáo của TS. Yoshihiro Yasunaga đã nêu bật được cơ chế tác động của Robot trong PHCN thần kinh, chứng minh được bằng tác dụng học lại, tăng tái tạo lại ở não bộ sau luyện tập bằng Robot. Phần thực hành đã cho thấy sự thông minh và sáng tạo của Robot HAL trong hỗ trợ tập luyện tay liệt. Với điện cực dán ở chi thể vận động, lắp Robot vào chi thể cần vận động, người bệnh chỉ cần nghĩ tới vận động chi thể bị liệt, Robot sẽ tự động hỗ trợ vận động chi cho người bệnh. Sau hội nghị mọi người đều nhận thức rõ được vai trò của các kỹ thuật vật lý trị liệu trong PHCN thần kinh, đặc biệt sau đột quỵ. Đồng thời hiểu được cơ chế tác dụng, giá trị và lợi ích mà Robot có thể đem lại cho bệnh nhân liệt.

Tác giả bài viết: Thùy Trang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây