Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập142
  • Hôm nay37,567
  • Tháng hiện tại753,065
  • Tổng lượt truy cập14,947,651

TRẬT KHỚP VAI - CHẤN THƯƠNG KHÔNG THỂ COI THƯỜNG

Thứ sáu - 24/09/2021 02:53 23.671 0
Trật khớp vai là gì?
Trật khớp vai là tình trạng dây chằng bị giãn đột ngột khiến hai mặt khớp của chỏm xương cánh tay trật khỏi ổ khớp. Nếu bị trật nhiều lần, các dây chằng bị giãn hoặc bị đứt làm cho hệ thống cố định của khớp mất vững. Lúc này, hệ thống sụn viền và dây chằng bao khớp bị tổn thương. Trên thực tế, vai thường bị trật ra trước, sau hoặc đi xuống dưới, trật hoàn toàn hoặc một phần.
Nguyên nhân chủ yếu gây trật khớp vai do va chạm, chấn thương trực tiếp vào vai hoặc khi ngã bệnh nhân chống tay xuống đất khiến khớp vai lệch ra khỏi vị trí của nó.
 
Tổn thương khi bị trật khớp vai.
Trật khớp làm rách bao khớp phía trước dưới, làm bong gờ sụn, chỏm bật ra khỏi hõm khớp, chui vào phía trước dưới là nơi phần mềm yếu.
Thường kèm gãy bong mấu động to. Chỏm bật ra, tỳ vào bờ cứng của ổ chảo, Nếu khớp trật tái diễn nhiều lần, chỗ khuyết chỏm càng rộng và làm chỏm dễ bị trật lại.
Biểu hiện lâm sàng.
Người bệnh đau vùng vai, khớp vai, tay lành đỡ tay đau, nhìn thấy vai bên trật ngắn hơn, bờ vai vuông (dấu hiệu gù vai).
Sờ thấy ổ chảo lõm, sờ được chỏm xương lồi tròn ở đáy rãnh denta- ngực, ở hõm nách.
Cánh tay dạng chừng 20 độ, khuỷu rời xa thân mình một ít, ấn khuỷu vào thân mình thả ra thì bật lại về vị trí cũ (dấu hiệu lò xo)
Chẩn đoán xác định bằng chụp Xquang. Xác định kiểu trật, và xem có gãy bong mấu động to kèm theo hay không.
Những biến chứng của trật khớp vai. Khi tình trạng trật khớp vai không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khó lường như:
- Tổn thương thần kinh: Đặc biệt là liệt dây thần kinh mũ. Cách nhận biết liệt dây thần kinh mũ là kể cả sau khi nắn khớp vai xong cánh tay vẫn không dạng được và mất cảm giác ở vùng cơ bả vai.
- Tổn thương mạch máu: Khi trật khớp vai khiến động mạch ở nách có thể bị tắc do tổn thương lớp áo giữa và lớp áo trong. Có trường hợp bị rách thành bên do đứt gốc một nhánh bên hoặc bị co thắt.
- Tổn thương chóp xoay vai: Biến chứng này chiếm 55% người bị trật khớp vai ra trước và đặc biệt với những người trên 60 tuổi, gây nên các cơn đau vai kéo dài, cử động ngoài của vai bị yếu.
- Gãy xương kèm theo: Khoảng 30% bệnh nhân bị trật khớp vai có gãy xương kèm theo. như: vỡ bờ ổ chảo, biến dạng chỏm xương cánh tay, gãy đầu trên xương cánh tay.
Người bị trật khớp vai nếu được điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, nếu hoạt động sai tư thế hoặc bị tổn thương bên trong khớp vai thì có khả năng tình trạng trật khớp sẽ tái diễn nhiều lần.
                             
         
  Bệnh nhân nam 48 tuổi, Trật khớp vai phải, Hình ảnh Xquang trước và sau nắn chỉnh

Các phương pháp điều trị khi trật khớp vai.
1. Nắn chỉnh khớp vai: Đây là phương pháp cho những người mới bị trật khớp vai và tình trạng trật khớp còn nhẹ. Bác sĩ sẽ thực hiện nắn vai bị thương bằng một vài thao tác để đưa xương vai về vị trí ban đầu, và người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc giãn cơ hay thuốc an thần phù hợp và không cần phải gây mê khi nắn khớp. Khi xương vai trở về đúng vị trí, những triệu chứng của trật khớp vai sẽ giảm đi.
2. Cố định khớp, sử dụng đai cố định hoặc áo nẹp ngực vai tay nhằm để giữ cho khớp vai được ổn định trong vài tuần, thời gian đeo đai cố định tùy thuộc vào mức độ trật khớp vai của người bệnh, thường từ 2 - 4 tuần.
   
                                            
Áo nẹp ngực vai tay (Áo Desault) và đai cố định khớp vai
 
3. Phẫu thuật: Phẫu thuật được thực hiện khi khớp vai hoặc dây chằng yếu, tình trạng trật khớp tái diễn nhiều lần dù đã chữa trị và phục hồi. Ngoài ra, nếu dây thần kinh hay mạch máu bị tổn thương cũng sẽ cần phải phẫu thuật.
4. Thuốc: Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm đau hay thuốc giãn cơ để người bệnh bớt đau và thoải mái hơn trong quá trình điều trị.
5. Phục hồi chức năng: Những bài tập vật lý trị liệu giúp người bệnh phục hồi tầm vận động của khớp vai, đồng thời hồi phục cả sức mạnh và sự ổn định cho vai. Người bệnh cần phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt nhất, tránh vận động sai cách hoặc vận động quá sức khiến cho khớp vai bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
Với những phương pháp trên, người bệnh cần phải đến bệnh viện chuyên khoa phục hồi chức năng hay phòng khám chấn thương chỉnh hình, phục hồi chức năng, có bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo việc điều trị tốt nhất và có hiệu quả lâu dài.
Bài và ảnh: ThS, Bs. Hà Tân Thắng

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bộ Y tế
Sở Y tế TH
Cục Quản lý Khám Chữa bệnh
Cục Y tế dự phòng
Cục Y học Cổ truyền
Cục Dược
Viện Chiến lược chính sách Y tế
Đại học Y Hà Nội
Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Học viện Y học cổ truyền Trung ương
Phân viện Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Thăm dò ý kiến

Ông (Bà) có hài lòng sau khi đăng ký khám bệnh không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây