<a...
THỨ TRƯỞNG BỘ Y TẾ NGUYỄN THỊ XUYÊN <br />Đến thăm và làm việc với bệnh...
Thứ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội NGUYỄN ĐÌNH LIÊU THĂM VÀ LÀM VIỆC...
Bộ trưởng Bộ Y tế NGUYỄN TRỌNG NHÂN làm việc với Bệnh viện năm 1995
<div>Đ/C MAI XUÂN MINH - CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA <br />Đến thăm Bệnh...
Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương là bệnh viện chuyên khoa hạng I về phục hồi chức năng, trực thuộc Bộ Y tế. Bệnh viện có chức năng, nhiệm vụ khám chữa bệnh, cấp cứu, phục hồi chức năng, phẫu thuật chỉnh hình, cung cấp dụng cụ hỗ trợ và chăm sóc điều dưỡng với mọi đối tượng có nhu cầu.
Bệnh viện tọa lạc ngay dưới chân dãy núi Trường Lệ, sát bờ biển Sầm Sơn (Thanh Hóa). Khu vực này được thiên nhiên ưu đãi với cảnh quan tuyệt đẹp, khí hậu trong lành. Làn nước biển xanh biếc với nồng độ muối vừa phải rất phù hợp cho công tác phục hồi chức năng cũng như việc điều dưỡng cho bệnh nhân, có thể xem như đây là một phương pháp thủy trị liệu và tắm nắng tự nhiên hiệu quả do thiên nhiên ban tặng con người nơi đây. Đặc biệt, khuôn viên bệnh viện rất xanh mát, hơn 40% diện tích là cây cối và vườn hoa. Có nhiều cây to bao quanh, tạo bóng mát. Hàng năm, bệnh viện thường tổ chức các đợt trồng hoa và cây cảnh để giữ gìn môi trường xanh.
Khi bước chân vào bệnh viện, mọi người đều cảm nhận được không gian ấm áp và thân thiện. Nụ cười tươi tắn, thái độ niềm nở của đội ngũ y tế đã phần nào xua tan đi những lo lắng, giúp bệnh nhân cảm thấy an tâm và tin tưởng tuyệt đối vào quá trình điều trị. Từ nơi lấy nước uống đến các phòng bệnh, từ hành lang đến nhà vệ sinh, tất cả đều được sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, lau chùi khô thoáng.
Tuy nhiên, để đạt được điều này là cả một quá trình nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên y tế của Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương. Trước đây, đường nội bộ của bệnh viện xuống cấp, hệ thống thoát nước bề mặt không được thông thoát, gây ngập, ẩm ướt, dễ trơn trượt khi đi lại. Tuy nhiên, qua từng năm, bức tranh ấy đã dần thay đổi. Các công trình được cải tạo mới, từ nhà cửa, đường xá đến hành lang khuôn viên. Giờ đây, người bệnh và nhân viên y tế có thể di chuyển trên những lối đi khô ráo, an toàn với hệ thống biển chỉ dẫn rõ ràng, dễ hiểu.
Năm 2017, bệnh viện đầu tư Khu xử lý nước thải công nghệ AAO, hoạt động ổn định đảm bảo công suất cho 400 giường bệnh, nguồn nước thải ra môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. Để ứng phó với sự cố môi trường do chất thải y tế, bệnh viện đã chủ động lên phương án tổ chức tập huấn, truyền thông qua giao ban chuyên đề để không bị động, lúng túng và nhằm hạn chế hậu quả tối đa nếu xảy ra sự cố.
Không chỉ dừng lại ở đó, bệnh viện còn chú trọng vào việc quản lý chất thải y tế - một vấn đề nhức nhối của ngành y tế hiện nay. Mặc dù khả năng xử lý tại chỗ chưa đáp ứng được nhuh cầu nhưng việc quản lý chất thải trong khuôn viên bệnh viện đã được Ban giám đốc quan tâm, thực hiện bằng các giải pháp triệt để như: Phân loại chất thải y tế tại nguồn, bố trí túi, thùng, dụng cụ đựng chất thải, thu gom vận chuyển theo quy định tại Thông tư 20 của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế. Có khu lưu giữ tạm thời trong khuôn viên của bệnh viện; Ký hợp đồng với các đơn vị xử lý chất thải cụm tập trung, đơn vị thu mua, xử lý chất thải y tế nhựa, được phép tái chế; thu gom, xử lý chai, lọ, ống thủy tinh tái chế.
Điểm sáng trong hành trình "xanh – sạch – đẹp" của bệnh viện chính là phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật do Công đoàn phát động. Những ý tưởng sáng tạo từ chính đội ngũ nhân viên đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.
Vấn đề ATVS lao động và phòng chống cháy nổ cũng rất được quan tâm, bệnh viện có khu vực để xe riêng cho các đối tượng và các chủng loại xe. Tổ chức thực hiện các nội dung về an toàn lao động, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, cụ thể: Hoàn thiện công tác tổ chức về an toàn vệ sinh lao động; tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho viên chức, người lao động. Đặc biệt là các viên chức, người lao động được giao nhiệm vụ vận hành máy, thiết bị (như thang máy, nồi hấp áp lực, bình khí nén…) có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; Thực hiện chế độ chính sách cho người lao động về phụ cấp độc hại nguy hiểm, bồi dưỡng độc hại nguy hiểm bằng hiện vật, trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân.
Tháng 7 năm 2024, Bộ Y tế ban hành Kế hoạch số 823/KH-BYT tổ chức và phát động cuộc thi "Cơ sở y tế Xanh- Sạch- Đẹp" lần thứ I, trong hoạt động hưởng ứng cuộc thi, kết quả tự đánh giá, chấm điểm của bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương đạt loại "Tốt". Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu. Bệnh viện cam kết sẽ tiếp tục hoàn thiện, khắc phục những tồn tại để hướng đến một môi trường y tế xanh, sạch, đẹp hơn nữa.
Từ một bệnh viện với cơ sở hạ tầng xuống cấp nay Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương đã chuyển mình thành một cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe hiện đại, an toàn và thân thiện với môi trường. Có thể thấy, hành trình xanh hóa của Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương là minh chứng cho một tầm nhìn dài hạn về phát triển bền vững trong lĩnh vực y tế. Đồng thời, đóng góp vào mục tiêu phát triển bệnh viện trở thành đơn vị đầu ngành của hệ thống bệnh viện phục hồi chức năng của Ngành Y tế.
|
Chất thải phát sinh từ đầu nguồn được phân loại theo Thông tư 20 của Bộ Y tế |
Một góc Xanh – Sạch – Đẹp của Bệnh viện Điều dưỡng PHCN Trung ương |
Cán bộ, nhân viên y tế tham gia trồng hoa tạo cảnh quan môi trường y tế xanh-sạch-đẹp |
Tác giả bài viết: BSCKII. Phạm Đình Hùng
Ý kiến bạn đọc