Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập116
  • Hôm nay15,958
  • Tháng hiện tại682,477
  • Tổng lượt truy cập13,076,046

Phẫu thuật cấp cứu kịp thời bệnh nhân vết thương phức tạp cổ tay bàn tay trái do tai nạn lao động

Thứ năm - 29/04/2021 09:07 6.385 0
         Ngày 19/4/2021 bệnh nhân Hoàng Ngọc S, sinh năm 1998 địa chỉ tại Tiên Phong, huyện Phổ Yên, Thái Nguyên là công nhân lắp ghép bảng quảng cáo, đang lao động làm việc tại Tp Sầm Sơn, trong lúc thi công sử dụng máy cưa bị tai nạn cưa cắt vào vùng cổ tay bàn tay trái, vết thương rất sâu và phức tạp.
       
         Sau khi bệnh nhân được đưa đến nhập viện, tại Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung Ương, được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình của bệnh viện nhanh chóng hội chẩn, đưa bệnh nhân vào buồng mổ, thực hiện mổ cấp cứu khâu nối gân cơ, khâu vết thương.
   
            image 20210429200331 1
                                 image 20210429200331 2
             Vết thương trước khi phẫu thuật                                        Sau phẫu thuật
 
           Đây là một vết thương rất nặng, đứt sâu dập nát gân cơ mặt trước cổ tay trái, ô mô cái bàn tay trái, vết thương dài khoảng 12cm, đứt bán phần hệ thống gân gấp cổ bàn tay, các ngón tay co gấp yếu, rất may chưa đứt động mạch quay – trụ, và thần kinh. Các bác sĩ tiến hành khâu phục hồi gân cơ, kiểm tra kỹ mạch máu tưới máu bàn tay tốt, sức cơ hồi phục co gấp các ngón tốt. Sau gần 2 giờ phẫu thuật, bệnh nhân đã được khâu nối thành công hoàn toàn gân cơ ô mô cái và gân gấp các ngón tay. Bệnh nhân S sau đó được làm nẹp để bất động và được theo dõi chặt chẽ sau mổ, sử dụng kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm theo phác đồ.

              Bàn tay là bộ phận tham gia hoạt động nhiều và linh hoạt nhất trên cơ thể, các ngón tay là nơi tập trung dày đặc dây thần kinh. Vì vậy bệnh nhân sau mổ cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định luyện tập phục hồi chức năng của bác sĩ. Nếu tập quá sớm và mạnh, vết khâu nối gân dễ đứt trở lại nhưng nếu tập quá muộn dễ viêm dính gân khó phục hồi.
Sau khi vết thương cắt chỉ, bệnh nhân tập cử động các ngón, tập vận động từ nhẹ đến tăng dần cường độ, tránh di chứng như tay co quắp hoặc cứng khớp. sau 3 – 4 tuần bệnh nhân có thể cầm nắm các vật dụng và làm việc bình thường.

               Bệnh nhân S là một trường hợp may mắn, vết thương nặng nhưng được xử lý đúng cách và kịp thời nên vết mổ nhanh lành, thời gian hồi phục ngắn, nhanh chóng trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Nguồn tin: ThS.Bs. Hà Tân Thắng

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bộ Y tế
Sở Y tế TH
Cục Quản lý Khám Chữa bệnh
Cục Y tế dự phòng
Cục Y học Cổ truyền
Cục Dược
Viện Chiến lược chính sách Y tế
Đại học Y Hà Nội
Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Học viện Y học cổ truyền Trung ương
Phân viện Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Thăm dò ý kiến

Ông (Bà) có hài lòng sau khi đăng ký khám bệnh không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây