Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập126
  • Hôm nay45,741
  • Tháng hiện tại1,378,963
  • Tổng lượt truy cập19,738,976

CẢ MỘT ĐỜI NGƯỜI CỐNG HIẾN CHO KHOA HỌC, CHỮA BỆNH CỨU NGƯỜI, MỘT ÂN NHÂN CỦA NGƯỜI VIỆT

Thứ sáu - 02/02/2024 05:03 994 0
ĐỌC ĐỂ NHỚ VỀ ÔNG, CẢ MỘT ĐỜI NGƯỜI CỐNG HIẾN CHO KHOA HỌC, CHỮA BỆNH CỨU NGƯỜI, MỘT ÂN NHÂN CỦA NGƯỜI VIỆT
ALEXANDRE YERSIN
 
        Đầu năm 1943, ông đau nặng. Sáng sớm ngày 1/3/1943, ông bảo người hầu già nâng ông ngồi dậy, nhìn ra biển Đông, rồi nhắm mắt, bình thản ra đi ở tuổi 80 mà không có người thân nào bên cạnh. Ông để lại chúc thư, dặn hãy chôn cất ông ở Nha Trang để mãi được gần gũi những người ông yêu mến.
        Cả xóm Cồn hôm ấy và mấy ngày liền sau đó không ai đi biển. Họ khóc như mưa trước cái chết của người ân nhân dành cả cuộc đời cho họ: "Thầy Năm qua đời, từ nay ai giúp đỡ chúng tôi đâu?". Nhà nhà đều bày bàn thờ với tấm hình ông ở nơi trang trọng nhất.
       Ngày nay, cứ ngày 1/3 hàng năm, dân chúng trong vùng lại kéo đến viếng mộ ông.
       Ông chính là Alexandre Yersin.
      Ông là học trò của Luis Pasteur, người tìm ra vaccine. Khi tưởng chừng sắp được giải Nobel Y học tiếp theo về bệnh bạch hầu, ông quyết định ra đi. Ông lên tàu, làm bác sĩ trên tàu, rồi yêu mến mỗi lần tàu cặp bến Nha Trang. Ông chọn nơi đây làm nơi cư ngụ, chữa bệnh tại địa phương và dành những ngày nghỉ đi thám hiểm.
        Ngày 21-3-1893, ông tìm ra cao nguyên Lang Biang. Nói cách khác, ông là "cha đẻ" của thành phố Đà Lạt.
        Năm 1894, ông tìm ra chuột chính là nguyên nhân gây bệnh dịch hạch. Ông mở Viện Pasteur ở Nha Trang để bào chế vaccine giúp người Việt chống lại bệnh này.
        Ông sống giản dị trong ngôi nhà gỗ nhỏ, nói tiếng Việt giỏi, ngày đêm có ai nghèo ốm đau ông đều tới chữa miễn phí.
        Ông làm những dụng cụ đơn giản để dự báo thời tiết. Khi sắp có bão to, ông treo ngọn đèn rất sáng ở một cột cao ngay trên nóc nhà báo cho dân xóm Cồn biết mà không ra biển.
        Ông bỏ tiền riêng thuê kéo ống nước về đặt máy nước nhiều nơi cho dân sử dụng.
        Ông dành một tủ sách lớn cho bọn trẻ vào đọc. Ông chia bánh kẹo, dạy chúng thiên văn và dự báo khí tượng.
        Năm 1902, ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng đầu tiên trường Đại học Y Dược Hà Nội.
       25 năm cuối đời, ông tập trung nghiên cứu di thực các loài cây ôn đới vào nước ta. Nhờ ông, ta có thêm su hào, bắp cải, cà rốt, xà lách, súp lơ... Và đặc biệt có thêm cà phê, hạt tiêu và cao su./.
(Sưu tầm)

Tác giả bài viết: TS.BS. Cầm Bá Thức - ST

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bộ Y tế
Sở Y tế TH
Cục Quản lý Khám Chữa bệnh
Cục Y tế dự phòng
Cục Y học Cổ truyền
Cục Dược
Viện Chiến lược chính sách Y tế
Đại học Y Hà Nội
Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Học viện Y học cổ truyền Trung ương
Phân viện Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Thăm dò ý kiến

Ông (Bà) có hài lòng sau khi đăng ký khám bệnh không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây