VÌ SAO CHÚNG TA PHẢI HỌC TẬP SUỐT ĐỜI?
(Từ FB: Góc nhìn Alan)
Học tập suốt đời là một hình thức học tập mà do chính bản thân mình khởi xướng nhằm mang đến cơ hội phát triển cá nhân. Mặc dù rất khó để đưa ra một định nghĩa tiêu chuẩn về học tập suốt đời, nhưng thuật ngữ này thường xuyên được liên kết với việc học tập diễn ra bên ngoài một cơ sở giáo dục truyền thống, chẳng hạn như trường học, trường đại học hoặc khóa đào tạo của công ty. Mục tiêu của học tập suốt đời là nằm ở việc đạt được sự hoàn thiện cá nhân.
Viện nghiên cứu UNESCO về việc Học tập suốt đời (UIL) nhấn mạnh rằng “Sự thay đổi nhanh chóng của thế giới chúng ta đã mang đến rất nhiều cơ hội để học hỏi trong suốt cuộc đời, cho sự hoàn thiện của mỗi cá nhân, sự gắn kết xã hội và sự thịnh vượng kinh tế”. Do đó, các hội sở đang làm việc chăm chỉ để đưa ra các chính sách và hệ thống học tập suốt đời hiệu quả và bao trùm tất cả, việc định vị mục tiêu góp phần nâng cao kỹ năng vì lợi ích của cá nhân, cộng đồng và toàn cầu.
Mặt khác, Tiến sĩ Maylyn Tan – Trợ lý Trưởng khoa kiêm Trưởng phòng Phát triển Học thuật tại Học viện Quản lý Singapore (SIM) cảnh báo rằng “một số người trong chúng ta có thể tham vọng nhảy xuống hố nước sâu và chuyển hoàn toàn ra bên ngoài toàn bộ những kỹ năng khác nhau, trong khi học tập suốt đời là về những thay đổi lớn lên từng ngày và xem xét những gì bạn có thể làm ngay bây giờ và kết hợp với các lĩnh vực khác nhau để tạo ra nhiều giá trị hơn”.
Vì thế, những thay đổi và kỹ năng trong thế kỷ 21 cần được xác định để thúc đẩy việc tạo ra giá trị thông qua học tập suốt đời.
Những kỹ năng nào cần thiết trong thế kỷ 21?
Các kỹ năng trong thế kỷ 21 giúp học sinh thành công trong việc nắm bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng của thời đại này. Cụ thể là Hệ thống Giáo dục Ứng dụng đã nhấn mạnh 12 khả năng thiết yếu bao gồm: tư duy phản biện, sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, sự am hiểu về thông tin, hiểu biết về truyền thông, hiểu biết về công nghệ, tính linh hoạt, kỹ năng lãnh đạo, sáng kiến, năng suất và các kỹ năng xã hội.
Những kỹ năng này cũng được lý thuyết hóa và tích hợp vào các hệ thống quốc gia. Nổi bật nhất, Bộ Giáo dục Singapore đã xác định các giá trị cốt lõi được dựa trên các năng lực của thế kỷ 21 dựa trên, điều này giúp học sinh chuẩn bị cho bối cảnh toàn cầu hóa và một tương lai đầy thách thức.
Charles Fadel, tác giả và cũng là nhà lãnh đạo tư tưởng giáo dục toàn cầu, đã nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình cho OECD, “Chúng tôi hiện đang chuẩn bị cho sinh viên những công việc và công nghệ chưa tồn tại…để giải quyết những vấn đề mà chúng tôi thậm chí còn chưa biết đó là những vấn đề nào”.
Các nhà giáo dục trong thế kỷ 21 được khuyến khích suy nghĩ về khả năng thích ứng với môi trường mới, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và các phương pháp sư phạm sáng tạo để bồi dưỡng kỹ năng cho học sinh. Nayeema Rahman, giảng viên cao cấp và chuyên gia LMS tại Đại học Quốc tế Daffodil, đã chỉ ra những đặc điểm như nhận thức toàn cầu, gắn bó với công dân, hợp tác cũng như tư duy phản biện.
Nhưng làm thế nào để chúng ta có được những kỹ năng này. 6 mẹo sau đây giúp bạn có thể đạt được
1. Trau dồi tư duy phát triển
Trong khi tư duy cổ hữu sẽ cản trở bạn trở thành một người học tập suốt đời, thì một tư duy phát triển sẽ nhấn mạnh quyền tự quyết của học sinh và những thay đổi liên tục. Đại học Phoenix chia sẻ, với tư duy phát triển,“bạn tin rằng sự thông minh và kỹ năng sống của mình có thể được phát triển với nỗ lực chung của nhóm và nhận xét thấu đáo, chứ không phải là do tự nhiên”. Nếu bạn có ý tưởng về những gì bạn muốn, luôn luôn có cách để đạt được điều đó.
Những học sinh được trang bị tư duy phát triển sẽ luôn tiếp tục cải thiện kỹ năng của mình và phát triển bản thân và nghề nghiệp của mình trong mỗi khoảnh khắc của cuộc đời. Kevin Dickinson, viết cho Big Think, gợi ý rằng sinh viên nên “nhận ra rằng họ luôn sẽ có nơi để phát triển.”
2. Đặt mục tiêu bằng mô hình SMART:
Các mục tiêu SMART là cụ thể (specific), có thể đo lường (measurable), có thể đạt (achievable), phù hợp (relevant) và kịp thời (timely), giúp cho việc học tập suốt đời đi đúng hướng. Năm câu hỏi sau có thể giúp bạn đảm bảo các mục tiêu bạn đúng với mô hình SMART:
Cụ thể: tôi cần phải làm gì?
Có thể đo lường: làm thế nào tôi biết mình đã thành công?
Có thể đạt được: tôi có thể tự làm hoặc nhờ tới vài sự trợ giúp?
Có liên quan: nó có thể giúp tôi giỏi hơn ở một lĩnh vực nào đó không?
Kịp thời: khi nào tôi cần hoàn thành nó?
Một mô hình như vậy có thể giúp học sinh trở nên kỷ luật và có động lực để thiết lập các mục tiêu và đạt được thành tích một cách hiệu quả. Nó cũng thúc đẩy phản ánh liên tục, cho phép sinh viên “xem các khoản đầu tư của họ về thời gian, năng lượng và nguồn lực thông qua lăng kính của điều gì là quan trọng nhất để họ đạt được nguyện vọng của mình”.
3. Tìm kiếm nguồn động lực
Việc tìm ra điều nào truyền cảm hứng cho bạn sẽ đặt bạn vào tầm kiểm soát và quyết định đúng đắn để đạt được những điều bạn muốn làm. Có câu thành ngữ “Tò mò hại thân”, tuy nhiên với việc học tập suốt đời, tò mò là thứ duy trì một người học suốt đời. Hãy khơi lại những gì khiến bạn cho rằng điều nào giúp con người giảm bớt sự nhàm chán, khiến cuộc sống trở nên thú vị hơn và thậm chí có thể mở ra những cơ hội trong tương lai.
Dickinson tin rằng “việc chuyển đổi từ nghiên cứu tài liệu khóa học để đạt điểm cao sang học tập để liên tục cải thiện bản thân hoặc thăng tiến nghề nghiệp có thể là sự thay đổi mô hình quan trọng nhất mà một người học suốt đời sẽ thực hiện”.
4. Khuyến khích việc tự học
Giáo dục trực tuyến chiếm ưu thế trong thế kỷ 21 có thể đóng vai trò là một mô hình thực tế, nơi nhiều giáo viên chú trọng hơn vào việc học tập tự chủ và độc lập của học sinh với sự hỗ trợ của công nghệ.
Là một người tiên phong ủng hộ việc áp dụng phương pháp học tập tự định hướng, Malcolm Knowles đã phân tích phương thức như vậy thành năm bước: các cá nhân tự chủ động, cần hoặc không cần có sự hỗ trợ của người khác, trong việc:
a) đoán nhu cầu học tập của họ,
b) xây dựng mục tiêu học tập,
c) xác định nguồn nhân lực và nguồn tài liệu cho việc học,
d) lựa chọn và thực hiện các chiến lược học tập thích hợp
e) đánh giá kết quả học tập.
Nói một cách dễ hiểu, nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc học tập độc lập và tự định hướng cung cấp cho người học “sự tự do và tự chủ để lựa chọn cái gì, tại sao, như thế nào và ở đâu cho việc học của họ.”
5. Xây dựng tư duy phản biện
Tiến sĩ Peter Facione đã định nghĩa tư duy phản biện là “sự đánh giá có mục đích, tự điều chỉnh dẫn đến việc giải thích, phân tích, đánh giá và suy luận, cũng như giải thích về các bằng chứng, khái niệm, phương pháp luận, tiêu chí hoặc ngữ cảnh của những cân nhắc dựa trên sự phán xét đó.”
Nó được đan xen với nhận thức đa dạng, giữa các cá nhân và năng lực nội tâm, bao gồm khả năng sáng tạo, tự định hướng bản thân, động lực, giao tiếp hiệu quả và hơn thế nữa nó mở đường cho học sinh trở thành người học suốt đời.
6. Sử dụng công nghệ
Chúng ta đang sống trong thời đại có khả năng tiếp cận với lượng thông tin dồi dào, sự thay đổi nhanh chóng của các công cụ công nghệ và khả năng cộng tác và đóng góp của từng cá nhân trên quy mô chưa từng có. Để trở thành người học suốt đời trong thế kỷ 21, học sinh phải có khả năng thể hiện một loạt các kỹ năng học tập độc lập và tư duy phản biện liên quan đến thông tin, phương tiện truyền thông và công nghệ.
Một cách để kết hợp công nghệ với học tập suốt đời là sử dụng công nghệ giáo dục. Có rất nhiều nền tảng hỗ trợ việc học trực tuyến, trong đó ClassIn đóng một vai trò tích cực và quan trọng. Ví dụ, nó cung cấp một nền tảng cho người học tự học, suy nghĩ sáng tạo và hoạt động hợp tác.
Nguồn: Classin